Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn

Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn : Xác định móng cọc, việc xác định sức chịu  tải của cọc có tầm trọng lớn vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình và giá thành công trình. Cọc trong móng có thể bị phá hoại do bản thân cường độ vật liệu cọc bị phá hoại hoặc do đất nền bị phá hoại. Vì thế khi thiết kế phải xác định hai trị số về sức chịu  tải của cọc : một trị số tính theo vật liệu làm cọc và một trị số tính theo cường độ của đất nền. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé. Sau đó chọn trị số nhỏ nhất để đưa vào tính toán.

Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn

Tìm hiểu ý nghĩa sức chịu tải của cọc là gì?

Ý nghĩa sức chịu  tải của cọc là khả năng chịu tải nhỏ nhất theo 2 trị số là vật liệu (Pvl) và đất nền (Pđn). Trong đó:

– Sức chịu tải theo vật liệu: là khả năng chịu tải của loại vật liệu dùng làm cọc trong quá trình thi công.

– Sức chịu tải theo đất nền: là khả năng chịu tải trọng của sức kháng thành cộng với sức kháng của mũi cọc.

Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn - 01

Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn – 01

Yếu tố chính của sức chịu tải của cọc :

  • Tác động đến chất lượng của cọc và sự tương tác của đất nền xung quanh cọc.
  • Chúng cũng được ước tính bằng các phương pháp phân tích hoặc thí nghiệm hiện trường. Sau đó chọn ra các trị số nhỏ nhất để đưa vào tính toán các bước tiếp tiếp theo. Để biết sức chịu tải của cọc được tính toán như thế nào thì sau đây là cách tính chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo.
Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn - 02

Sức chịu tải cọc là gì ? Các tính sức chịu tải của cọc chuẩn – 02

Công thức chịu tải của cọc theo cường độ vật liệu

a. Công thức chịu tải của cọc gỗ

  • Sức chịu tải theo vật liệu của cọc gỗ được xác định theo công thức sau:

K.F.Rg

Trong đó:

  • P – sức chịu tải tính toán cọc.
  • K – hệ số đồng nhất vật liệu, lấy bằng 0,7.
  • F – diện tích tiết diện ngang cọc.
  • Rg – cường độ chịu nén dọc thớ của gỗ .

b. Cách tính cọc bê tông cốt thép 

Được xác định bằng công thức :

  • Pvl   k.m.(Rn .Fc  Ra .Fa )
  • k.m – hệ số điều kiện làm việc của vật liệu, được lấy bằng 0,7
  • Rn – cường độ chịu nén cho phép của bê tông.
  • Ra – cường độ chịu nén hay kéo cho phép của thép.
  • Fc – tiết diện cọc.
  • Fa – diện tích cốt thép bố trí trong cọc.

Công thức sức chịu tải của cọc theo đất nền

a. Công thức sức chịu tải của cọc theo phương pháp thống kê

Khi chịu tải cọc ma sát là một phần tải trọng được truyền xuống đất thông qua mũi cọc và phần còn lại được truyền vào đất nhờ ma sát giữa mặt xung quanh cọc và đất bao quanh. Sức chịu tải trọng nén theo phương dọc trục của cọc  ma sát theo kết quả thí nghiệm trong phòng xác định theo công thức:

  • Qtc =mr . qp . Ap +u . Σmfi . fsi . li
  • mR, mf – các hệ số điều kiện làm việc của đất ở mũi cọc và ở mặt bên của cọc
  • qp – cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc, phụ  thuộc vào loại đất và chiều  sâu hạ mũi cọc
  • – chu vi tiết diện ngang cọc.
  • fsi – lực ma sát đơn vị của mỗi lớp đất mà cọc đi qua, phụ thuộc vào trạng thái
  • và chiều sâu trung bình của mỗi lớp đất
  • li – chiều dày của lớp đất thứ i tiếp xúc với cọc
  • Qtk= Qtc/Ktc = Qtc/1,4

b. Xác định sức chịu tải của cọc theo phương pháp xuyên tĩnh CPT.

Sức chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh được tính theo công thức sau :

  • Qu =Qmui + Qms = qp.Fc + u . Σqsi  . li

Trong đó :

  • Fc – diện tích tiết diện ngang mũi cọc
  • qp – sức cản phá hoại của đất ở mũi cọc.
  • qp = Kc.qc
  • qc – sức cản mũi xuyên trung bình của đất trong phạm vi 3phía trên mũi cọc và 3phía dưới mũi cọc.
  • Kc – hệ số tra bảng phụ thuộc loại đất, loại cọc.
  • – chu vi cọc
  • qci – sức cản mũi xuyên trung bình của lớp đất thứ i.
  • ai – hệ số phụ thuộc loại đất, trạng thái đất, phương pháp thi công cọc và đặc tính bề mặt thành cọc
  • qsi = qci/∝i

Sức chịu tải thiết kế của cọc :

  • Qtk  = Qmui/(2->3)+ Qms /(1,5->2)

Kết Luận :

  • Đây là những thông tin bổ ích hiệu quả, tố ưu nhất hiện nay nên khi bạn nắm vững thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn muốn xây dựng công trình của mình.
  • Trang web kiến tạo việt sẽ không ngừng cố gắng cập nhật những thông tin mới nhất cho bạn.
  • Cảm ơn bạn đã đồng hành với bài viết của mình hãy nhớ theo dõi các bài viết mới của kiến tạo việt nhé.Chúc các bạn thành công.

⇒ Tham khảo thêm các bản vẽ nhà ống tại đây : Thiết Kế Nhà Ống